Các mốc thời gian công ty nên làm kỷ yếu

Kỷ yếu có một vai trò quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển của một doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp làm kỷ yếu ở các mốc thời gian khác nhau. Vậy các mốc thời gian đó nói lên điều gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu các mốc thời gian công ty nên làm kỷ yếu để một lần cùng nhìn lại, tham khảo cho doanh nghiệp của mình.

Các cột mốc làm kỷ yếu doanh nghiệp

Cột mốc kỷ niệm thành lập công ty

Cột mốc kỷ niệm thành lập công ty

Một trong các mốc thời gian công ty nên làm kỷ yếu chính là thời điểm kỷ niệm thành lập công ty. Đó có thể là 10 năm, 20 năm, 30 năm hoặc hơn thế nữa. Thông thường các doanh nghiệp sẽ kỷ niệm vào các mốc chẵn như vậy để một lần nhìn lại hành trình đánh dấu chặng đường qua và định hướng chiến lược phát triển trong tương lai. Đây là các cột mốc quan trọng giúp doanh nghiệp tự hào về thành tựu đã đạt được và truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai để vững vàng xây dựng, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Kỷ yếu ở các mốc này sẽ được đầu tư kỹ lưỡng cả về nội dung và hình thức, bao gồm các bài viết chuyên sâu về quá trình phát triển, bài phỏng vấn với các lãnh đạo qua các thế hệ, cùng những câu chuyện, lời tâm sự của nhân viên.

Cột mốc kỷ niệm thành tựu đặc biệt

Cột mốc kỷ niệm thành tựu đặc biệt

Một cột mốc kỷ niệm tiếp theo mà doanh nghiệp có thể làm đó là khi muốn kỷ niệm một thành tựu đặc biệt như khi đạt được một giải thưởng lớn, hoàn thành một dự án quan trọng hoặc mở rộng thị trường ra quốc tế. Cuốn kỷ yếu lúc này sẽ chủ yếu nói về việc tôn vinh thành tích, ghi nhận công lao của tập thể, cá nhân và góp phần củng cố uy tín, khẳng định vị thế cho doanh nghiệp trên thị trường.

Kỷ niệm sự kiện quan trọng

Một trong các mốc làm kỷ yếu tiếp theo của doanh nghiệp là việc ra mắt sản phẩm mới, khai trương chi nhánh hay ký kết hợp đồng lớn. Cuốn kỷ yếu lúc này sẽ thể hiện chi tiết về sự kiện, từ khi bắt đầu đến các hoạt động chính diễn ra trong ngày. Đây sẽ là công cụ quảng bá hình ảnh hiệu quả, hữu ích cho doanh nghiệp.

Kỷ niệm khi chuyển đổi mô hình kinh doanh

Một trong những cột mốc các doanh nghiệp thường làm kỷ yếu đó là kỷ niệm khi doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh. Ví dụ: từ một doanh nghiệp gia đình trở thành một công ty cổ phần, từ một công ty cổ phần trở thành tổng công ty hoặc tập đoàn. Lúc này cuốn kỷ yếu sẽ ghi lại quá trình chuyển đổi, những thay đổi về cấu trúc tổ chức, chiến lược kinh doanh cũng như những định hướng cho tương lai.

Kỷ niệm khi đạt mốc doanh thu quan trọng

Khi doanh nghiệp đạt mốc doanh thu vượt bậc, cán mốc lợi nhuận kế hoạch cũng là dịp doanh nghiệp làm kỷ yếu để ghi lại quá trình phát triển, những chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng như tôn vinh những đóng góp của toàn thể nhân viên. Điều này sẽ giúp khích lệ những nỗ lực và thành quả của cả một tập thể.

Lợi ích của việc làm kỷ yếu doanh nghiệp

Lợi ích của việc làm kỷ yếu doanh nghiệp

Lưu giữ kỷ niệm quan trọng của doanh nghiệp từ những ngày đầu thành lập cho đến khi đạt những thành tựu lớn. Đây được xem là tài liệu quý, là kim chỉ nan để các thế hệ sau học hỏi, rút kinh nghiệm.

Tăng cường gắn kết các thành viên trong công ty cùng nhìn lại và chia sẻ từng kỷ niệm. Điều này giúp gia tăng sự gắn kết cũng như tình đoàn kết tập thể.

Bên cạnh là một tài liệu nội bộ, cuốn kỷ yếu còn như một công cụ quảng bá hình ảnh hiệu quả. Khi xem cuốn kỷ yếu, các khách hàng, đối tác sẽ có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về lịch sử phát triển của doanh nghiệp cũng như những giá trị về văn hoá của doanh nghiệp.

Kỷ yếu bao gồm các bước gì?

Kỷ yếu gồm nhiều bước nhiều khâu, đòi hỏi các chuyên môn khác nhau và đòi hỏi thời gian thực hiện khác nhau. Cụ thể:

Bước 1: Biên tập nội dung

Biên tập nội dung gồm nhiều bước chi tiết như: xác định chủ đề kỷ yếu, xác định dung lượng trang, lên khung sườn kỷ yếu và lên nội dung chi tiết.

Bước 2: Chụp hình kỷ yếu

Chụp hình kỷ yếu

Sau khi đã thống nhất nội dung, thiết kế cần sử dụng hình ảnh minh hoạ cụ thể cho nội dung đó. Chúng ta cần đến dịch vụ chụp hình kỷ yếu. Hình ảnh cần đảm bảo chất lượng cao, đúng concept và phù hợp cho việc minh hoạ phần nội dung đó. Vì vậy, sau khi xác định concept tổng thể của kỷ yếu, doanh nghiệp cần tiến hành chụp hình theo concept để cuốn kỷ yếu được nhất quán, chuyên nghiệp.

Bước 3: Thiết kế kỷ yếu

Thiết kế kỷ yếu sẽ gồm thiết kế bìa và thiết kế trang trong. Sau khi xác định được chủ đề kỷ yếu, thống nhất được nội dung kỷ yếu cùng hình ảnh minh hoạ đi kèm, chúng ta sẽ tiến hành thiết kế kỷ yếu.

Bước 4: In kỷ yếu

In kỷ yếu

In kỷ yếu là bước cuối cùng để cho ra thành phẩm chất lượng hay không. Ở bước này chúng ta cần được tư vấn kỹ lưỡng về chất liệu in, công nghệ in và quy cách gia công sau in. Tuỳ theo số lượng in để quyết định công nghệ in nhanh hay in offset.

Nên làm kỷ yếu bao lâu trước ngày diễn ra sự kiện?

Đối với kỷ yếu là một tài liệu với dung lượng trang lớn, đòi hỏi nhiều khâu chuẩn bị, nhiều người tham gia và nhiều bước thực hiện, chúng ta cần ít nhất 2-3 tháng để chuẩn bị kỹ lưỡng.

Lý do bởi mỗi khâu trong quy trình thực hiện đều mất nhiều thời gian, với sự tham gia của nhiều người. Chỉ riêng việc tương tác thu thập thông tin, hiệu chỉnh thông tin đã cần đến các bộ phận, cấp bậc khác nhau. Do vậy, thời gian thực hiện không thể diễn ra nhanh chóng.

Như vậy, làm kỷ yếu mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng tốn nhiều chi phí và thời gian thực hiện. Do đó, doanh nghiệp hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ quy cách làm cũng như đơn vị thiết kế uy tín để việc thiết kế diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi.

>> ĐỌC THÊM: Giải đáp câu hỏi về thiết kế kỷ yếu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN